Để biết được cách phòng tránh, bạn cần phải nắm rõ được những nguyên nhân gây bệnh viêm gan C thường gặp. Đây là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao, gây nhiều tổn hại đến gan và có thể gây tử vong.
Gan có nhiệm vụ chính là lọc và thải độc, đồng thời tiết dịch hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cơ thể được dễ dàng hơn. Chính vì vậy khi gan bị tổn thương đồng nghĩa với việc nhiều bộ phận trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng theo. Bệnh viêm gan C do virus HCV gây nên, được phát hiện lần đầu vào năm 1989 và cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa dứt điểm bệnh hoàn toàn.
Việc biết được nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả hơn.
1. Những nguyên nhân gây bệnh viêm gan C
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây truyền nhiễm bệnh viêm gan C:
Qua đường máu.
Vào những năm đầu tiên của thập niên 80, tỉ lệ bệnh nhân lây nhiễm bệnh qua đường máu khá cao, lên đến khoảng 15%. Cho đến những năm tiếp theo, máu bắt đầu được kiểm tra HIV và việc bán máu được dừng lại thì tỉ lệ bệnh nhân bị lây nhiễm viêm gan C qua đường máu mới giảm xuống chỉ còn khoảng 5%.
Cho đến hiện nay, các xét nghiệm tầm soát để kiểm tra máu kỹ càng trước khi tiến hành truyền máu đã được ra đời và ngày càng phát triển thì tất cả những người trước khi truyền máu cho người khác đều được kiểm tra rất chặt chẽ. Chính vì vậy tỉ lệ bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường truyền máu đã giảm một cách đáng kể.
Dùng chung bơm kim tiêm.
Một nghiên cứu đã cho thấy rằng có đến 60% những người bị viêm gan C bắt nguồn từ việc dùng chung bơm kim tiêm. Nhóm những người có nguy cơ mắc phải viêm gan C qua con đường này chính là những người nghiện ma túy, phần khác là từ việc xăm mình, xâu kim loại nhưng không được thay kim và dụng cụ trong quá trình tiến hành.
Không chỉ vậy, viêm gan C còn có thể lây truyền khi chúng ta dùng chung một số đồ dùng sinh hoạt hàng ngày với người mang virus gây bệnh viêm gan C, ví dụ như: dao cạo râu, lưỡi lam hoặc bàn chải đánh răng…
Mẹ truyền sang con.
Người mẹ bị nhiễm viêm gan C được khuyến cáo không nên mang thai bởi khả năng mẹ lây nhiễm sang cho con là rất lớn, kể cả đẻ thường hay đẻ mổ. Tuy nhiên, nếu may mắn bé không bị lây viêm gan C từ mẹ trong quá trình mang bầu thì mẹ có thể yên tâm rằng viêm gan C không lây qua đường sữa mẹ. Thế nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận không nên cho con bú trực tiếp vì một vài trường hợp không may núm vú có thể bị trầy xước khiến lây bệnh sang cho con. Mẹ nên vắt sữa rồi mới cho con uống để tránh trường hợp trên.
Lây qua đường tình dục
Mặc dù không có tỉ lệ lây truyền cao như vgb nhưng virus viêm gan C vẫn có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Nhất là khi việc quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình hoặc bạn tình có trong mình một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác ví dụ như HIV hay giang mai…
Nguy cơ lây nhiễm do nghề nghiệp.
Ngoài những nguyên nhân trên, có một tỉ lệ khác khá nhỏ nhưng không phải là không có việc lây nhiễm viêm gan C do bệnh nghề nghiệp. Một số nghề có nguy cơ như: nhân viên y tế tiếp xúc với máu, dịch hoặc kim tiêm có dính máu của bệnh nhân bị viêm gan C, những người làm nghề xăm mình, xâu kim loại…
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những bệnh nhân lọc máu và lọc thận có nguy cơ nhiễm viêm gan C cao hơn so với những người khác.
Tuy nhiên bạn có thể yên tâm rằng viêm gan C không lây qua việc sử dụng chung dụng cụ ăn uống hay bú sữa mẹ, ôm, hôn, hắt hơi hay côn trùng đốt. Bởi vậy nếu trong gia đình có người bị viêm gan C bạn không nhất thiết phải hạn chế hay cách li với người bệnh.
2. Khi nghi bị viêm gan C nên làm gì?
Viêm gan C thường tiến triển qua 4 giai đoạn khác nhau tuy nhiên điều nguy hiểm là ở chỗ bệnh thường có triệu chứng không rõ ràng, chỉ khi nào bước vào giai đoạn nặng, những triệu chứng mới thể hiện rõ rệt.
Chính vì vậy, nếu cơ thể bạn hoặc người thân nằm trong số những đối tượng có nguy cơ nhiễm viêm gan C từ những nguyên nhân gây viêm gan C nói trên thì cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có hướng điều trị bệnh kịp thời.