Thống kê từ Hội gan mật Việt nam cho thấy, khoảng 50-60% người Việt trưởng thành bị gan nhiễm mỡ. Tình trạng này đang ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên rất nhiều trường hợp vẫn chưa nhận thức được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh, chủ quan và bỏ lỡ thời gian “vàng” trong việc điều trị. Dưới sự tham vấn từ các chuyên gia, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức khoa học về bệnh lý cũng như hướng điều trị tích cực, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Tại Hội nghị Gan mật lần thứ 14, chúng tôi được tiếp xúc với rất nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực gan mật, tiếp cận với các kiến thức mới nhất về lĩnh vực trong ngành. Cũng tại đây, nhiều kiến thức về bệnh gan nhiễm mỡ cũng như sai lầm trong việc điều trị và hướng đi mới cho bệnh lý này cũng được khai mở.
Theo các chuyên gia, cùng với sự cải thiện về mức sống và chế độ dinh dưỡng, tỷ lệ người mắc gan nhiễm mỡ tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Thông thường, gan có thể chứa một lượng mỡ nhỏ. Tuy nhiên, khi lượng mỡ vượt quá 5–10% trọng lượng gan, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ xuất hiện – đây là dấu hiệu cảnh báo sớm cho nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan nếu không được kiểm soát kịp thời.
Hiện nay, gan nhiễm mỡ được phân thành hai nhóm chính:
Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Liên quan đến các yếu tố như thừa cân, béo phì, ít vận động, rối loạn chuyển hóa (tiểu đường, mỡ máu cao), chế độ ăn dư thừa chất béo và đường.
Gan nhiễm mỡ do rượu (AFLD): Xuất hiện ở người thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn. Ethanol trong rượu làm rối loạn chuyển hóa lipid trong gan, gây tích tụ mỡ và phá huỷ tế bào gan. Nếu tiếp tục duy trì thói quen uống rượu, bệnh có thể nhanh chóng chuyển thành viêm gan do rượu và xơ gan.
Dựa trên mức độ thâm nhiễm mỡ trong mô gan, gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ (dựa theo hướng dẫn của các hiệp hội Gan mật quốc tế và tiêu chuẩn sinh thiết):
Gan nhiễm mỡ độ 1 (S1 – nhẹ): Mỡ chiếm từ 5–10% trọng lượng gan. Giai đoạn này thường không có triệu chứng rõ rệt, dễ bị bỏ qua.
Gan nhiễm mỡ độ 2 (S2 – trung bình): Mỡ chiếm khoảng 10–25%. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, chỉ số men gan bắt đầu tăng.
Gan nhiễm mỡ độ 3 (S3 – nặng): Mỡ chiếm trên 30%. Giai đoạn này có nguy cơ cao xuất hiện viêm gan, hoại tử tế bào gan và tiến triển thành xơ gan nếu không được điều trị đúng cách.
Theo thống kê của Tổ chức Gan quốc tế (The Liver Foundation), có tới 20–30% người trưởng thành trên toàn cầu mắc gan nhiễm mỡ, trong đó nhiều trường hợp không được chẩn đoán sớm do triệu chứng mờ nhạt.
Nguyên nhân bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ do rượu
Lạm dụng rượu bia chính là con đường ngắn nhất dẫn tới gan nhiễm mỡ và hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác. Các đồ uống có cồn có chứa thành phần là ethano. Chất này chuyển hóa thành acetaldehyde sau khi được gan xử lý. Sự tích tụ acetaldehyde gây nên oxy hóa quá mức và làm hỏng cấu trúc tế bào gan. Điều này kéo dài làm tăng tích lũy mỡ thừa trong gan. Lâu dần dẫn tới gan bị nhiễm mỡ.
Lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Tăng cân không kiểm soát, béo phì
Một nghiên cứu chỉ ra rằng lượng chất béo tích tụ trong gan tỷ lệ thuận với cân nặng. Điều này có nghĩa là cân nặng càng cao thì nguy cơ lượng mỡ thừa trong gan càng nhiều. Nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ đối với những người bị béo phì hoặc tăng cân quá mức rơi vào khoảng 61-94%.
Giảm cân quá mức
Trái ngược với việc tăng cân không kiểm soát, tình trạng sụt cân quá mức cũng làm gan bị nhiễm mỡ. Hiện tượng này sẽ kích thích lipolysis trong cơ thể, làm gia tăng lượng chất béo và thúc đẩy quá trình peroxy hóa lipid. Từ đó làm tổn thương các tế bào gan, dẫn tới gan bị nhiễm mỡ.
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra gan bị nhiễm mỡ. Tình trạng này khiến cơ thể không tổng hợp apolipoprotein, khiến triglyceride (chất béo trung tính) tích tụ trong gan. Theo thời gian, nó sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ.
Chế độ ăn giàu cholesterol
Việc tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa quá mức như thịt mỡ động vật, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, đồ chiên nướng,… khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Hậu quả của thói quen này là ảnh hưởng tới chức năng chuyển hóa của gan, làm tồn đọng mỡ trong gan và gây ra bệnh.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh có thể ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa lipoprotein. Hậu quả gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Vì thế, trước khi dùng thuốc, cần phải tìm hiểu kỹ tác dụng phụ của chúng.
Đái tháo đường
Đái tháo đường (hay tiểu đường) cũng là nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ không do rượu. Lý do vì bệnh tiểu đường thường dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường, mỡ cũng như chất khoáng. Điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng chuyển hóa của gan, làm mỡ tích tụ nhiều và dẫn tới bệnh.
Mỡ máu cao
Tình trạng mỡ trong máu cao và gan nhiễm mỡ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ không do rượu cực kỳ phổ biến.
Triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ
Hầu hết người khi bị gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu hoàn toàn không nhận thấy dấu hiệu bất thường, vì vậy rất khó để nhận biết. Việc phát hiện bệnh thường phải thông qua các xét nghiệm về máu, nước tiểu, siêu âm gan. Ở các giai đoạn nặng (thường ở độ 2, độ 3 trở đi), người bệnh có thể xuất hiện nhiều biểu hiện đặc trưng dưới đây.
- Nước tiểu vàng, sẫm màu, phân trắng;
- Bụng to, gan to, đau bụng;
- Buồn nôn, nôn;
- Chán ăn, sụt cân;
- Vàng da;
- Ngứa ngáy, mày đay, dị ứng, mệt mỏi.
Do đó, các chuyên gia gan mật khuyến cáo người bệnh nên kiểm tra sức khỏe tổng quát định 6 tháng – 1 năm/lần để phát hiện bệnh sớm và có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn.
Biến chứng nguy hiểm của Gan nhiễm mỡ
Lượng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, gan nhiễm mỡ sẽ biến chứng thành xơ gan thậm chí là ung thư gan, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Xơ gan: Người bệnh có thể có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện, phù hai chi dưới, bụng trương phình, các chức năng của gan như lọc máu, thải độc,… bị vô hiệu hóa.
- Ung thư gan: triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng và phù, cường lách, sụt cân và sốt. Ung thư gan là bệnh trầm trọng, diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, tỉ lệ tử vong tới 90%.

Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào?
Theo PGS.TS Trịnh Thị Ng. (Gần 45 năm kinh nghiệm nghiên cứu về gan mật) chia sẻ, trước đây không có loại thuốc đặc trị cho bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, kể từ ngày 14/3/2024, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc đầu tiên trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở mức độ trung bình đến nặng. Nó đã được thử nghiệm lâm sàng cho hơn 900 người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu. Kết quả sinh thiết gan sau 12 tháng cho thấy, tỷ lệ giải quyết một số triệu chứng hoặc cải thiện sẹo gan ở người dùng thuốc R. cao hơn so với những trường hợp dùng giả dược. Đây được xem là một bước tiến mới đầy triển vọng trong việc điều trị gan nhiễm mỡ.
Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn chưa được cấp phép lưu hành tại nước ta. Do đó, theo PGS. TS Trịnh Thị Ng. hướng điều trị tích cực nhất hiện nay vẫn cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Ngăn chặn căn nguyên gây bệnh bằng cách: kiêng tuyệt đối rượu bia, hạn chế ăn đồ nhiều đường, dầu mỡ, không thực hiện tăng hay giảm cân quá mức và đột ngột…)
- Nguyên tắc 2: Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Trong đó, việc tập thể dục thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hỗ trợ kiểm soát các chỉ số bệnh rất tốt.
- Nguyên tắc 3: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có tình trạng viêm gan hay nhiễm virus siêu vi gây viêm gan để tránh bệnh biến chứng thành xơ gan hay ung thư.
- Nguyên tắc 4: Có thể sử dụng thêm một số giải pháp hỗ trợ điều trị để kiểm soát các chỉ số gan nhiễm mỡ, tăng cường chức năng gan, từ đó có thể sống hòa bình với căn bệnh cũng như ngăn chặn một số nguy cơ biến chứng.
Bàn luận chi tiết về nguyên tắc thứ 4, tại Hội nghị Gan mật toàn quốc lần thứ XIV, TS Trần Đức Dũng cũng đã có báo cáo chi tiết vđề tài nghiên cứu đã đạt 2 bằng sáng chế từ Mỹ và Đài Loan về tác dụng của cây Ưng Bất Bạc đối với gan do ông thực hiện. Đề tài này mở ra rất nhiều cơ hội mới cho người bệnh gan nhiễm mỡ nói chung và người mắc các bệnh gan mạn tính nói riêng khi cây ưng bất bạc được chứng minh có khả năng hỗ trợ rất tốt trong việc bảo vệ và phục hồi tế bào gan, kiểm soát virus viêm gan, giảm men gan và chống xơ hóa.

Đặc biệt, TS Dũng cũng cho biết ông đã trực tiếp chuyển giao đề tài nghiên cứu này cho đơn vị uy tín, sản xuất thành công giải pháp mang tên Heposal – hỗ trợ cho người bệnh gan mãn tính như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan virus siêu vi B, C, men gan cao. Công bố này của ông đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của đông đảo giới chuyên môn. Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ sự kỳ vọng vào việc hướng đi mới này sẽ mở ra nhiều cơ hội để bệnh nhân gan nhiễm mỡ nói riêng và bệnh gan mạn tính nói chung có thể kiểm soát sức khỏe và giảm tỉ lệ biến chứng tốt hơn.

HEPOSAL – Giải pháp hỗ trợ bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, xơ gan phát triển từ đề tài nghiên cứu từ cây Ưng Bất Bạc của Tiến sĩ Trần Đức Dũng
Heposal là sản phẩm đầu tiên ứng dụng đề tài nghiên cứu của TS Dũng, được ông trực tiếp chuyển giao, tham vấn chuyên môn và hỗ trợ đồng hành trong suốt quá trình nghiên cứu tới khâu thành phẩm. Ông chia sẻ: “Khi trở về Việt Nam, tôi muốn tìm một đơn vị uy tín để tạo ra một sản phẩm cho người bệnh gan. Và tôi tin tưởng vào uy tín lâu năm, đội ngũ chuyên gia cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại của Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI, do đó tôi đã chuyển giao đề tài nghiên cứu cho công ty này để tạo ra sản phẩm Heposal. Sản phẩm này có thể hỗ trợ cho người viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ và men gan cao. Tôi cảm thấy rất tự hào khi nghiên cứu của mình đã được ứng dụng vào thực tế và giúp đỡ nhiều người”.